Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khi trẻ bị dối loạn tiêu hóa-nên ăn gì, không ăn gì

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Nên ăn gì, không nên ăn gì?

 

  

 

    Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, quấy khóc, bỏ ăn. Lâu dần, đường ruột trẻ sẽ thường xuyên “phản đối” thức ăn khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, suy dinh dưỡng thấp còi là hậu quả tất yếu. 

 

          Phải cho trẻ ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa luôn là nỗi trăn trở của các mẹ. Khi đường ruột của trẻ đang nhạy cảm như vậy, việc mẹ nhầm lẫn giữa thực phẩm có thể ăn và không nên ăn có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn

Sau đây là một số thực phẩm trẻ có thể ăn và không nên ăn trong thời gian bị rối loạn tiêu hóa:

1. Các thực phẩm trẻ nên ăn:

- Chuối:

Được xem là thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối là nhân tố đầu tiên trong chế độ ăn BRAT (Banana (chuối) – Rice (Gạo) -  Apple (táo) – Toast (bánh mì nướng)) – là một chế độ ăn lành mạnh cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn.

Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhất là khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.

 

- Sốt táo:

Cũng giống như chuối, trong táo cũng chứa lượng pectin dồi dào giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều calo cho cơ thể hơn. Ngoài ra bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón.

- Thức ăn từ Gạo:

Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như gạo, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Từ gạo mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ.

- Bánh mỳ nướng:

      Cũng giống như gạo, bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất tốt. Mẹ có thể thêm chút bơ khi nướng bánh mỳ để tạo mùi thơm dễ kích thích trẻ hơn.

Chế độ ăn BRAT rất phù hợp với những trẻ đang có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

- Rau xanh

Rau lá và rau củ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Khi bị rối loạn, mẹ có thể tăng khẩu phần rau cho bé để bổ sung thêm một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần tiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh – một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

- Thịt gà :

     Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt gà khá thấp. Khi được chế biến đúng cách, nó có thể trở thành thực phẩm dễ tiêu hoá nhất mà mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao cho trẻ. Các enzym trong thịt gà có thể làm dịu dạ dày cho trẻ trong lúc khó chịu.

 

- Sữa Chua 

Thực phẩm này đơn giản là để giúp tiêu hoá được tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hoá .

 

2. Những thực phẩm trẻ nên kiêng:

      Việc trẻ bị rối loạn tiêu hoá thì ngoài ăn gì ra thì cũng cần phải có một chế độ kiêng khem đầy đủ. Và chế độ kiêng ăn gì cũng còn tuỳ thuộc vào từng tình trạng rối loạn tiêu hoá. 

 

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh khó tiêu như : xúc xích , thịt hộp, thịt xông khói , pizza , … 

- Đối với trẻ bị tiêu chảy : tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh … 

- Với trẻ bị rối loạn tiêu hoá do bất dung nạp đường lactose trong sữa : mẹ nên dừng loại sữa trẻ đang uống và tham khảo ý kiến chuyên gia để đổi sang loại sữa chứa hàm lượng đường lactose thấp hơn và phù hợp với trẻ.

* Một số lưu ý trong bữa ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Ngoài lựa chọn những thực phẩm trẻ nên ăn và không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa, còn có những lưu ý khá quan trọng khác mà phụ cần biết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

- Chế độ dinh dưỡng: mặc dù phải lựa chọn thực phẩm kỹ càng hơn, nhưng bạn vẫn phải đảm bảo bữa ăn trong ngày của trẻ có đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.- Cách chế biến: trong thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, do đó cách chế biến thực phẩm cũng cần được chú ý. Thực phẩm cần được nấu chín kỹ, dễ tiêu hóa, tốt nhất là bạn nên chế biến theo kiểu dễ ăn như cháo, súp…- Chia thành nhiều bữa nhỏ: khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường khó ăn, chán ăn, và không ăn được nhiều. Do đó, hãy chia nhỏ các bữa cho trẻ ăn dần. Tuyệt đối không thúc ép trẻ ăn nhiều bởi trẻ có thể bị nôn ói và không tiêu hóa kịp.- Với trẻ bị táo bón: bổ sung chất xơ đầy đủ, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại rau cho trẻ nên chọn loại non dễ ăn, hạn chế các loại rau già vì khó tiêu hóa.- Với trẻ bị tiêu chảy: ngoài việc cho trẻ ăn thức ăn phù hợp, bạn cũng cần bù nước cho trẻ bằng nước lọc, nước trái cây hay các dung dịch bù điện giải.Trên đây là những thông tin về việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng phụ huynh đã có đủ kinh nghiệm để kịp thời áp dụng nếu không may trẻ mắc phải.

 

                                         Nguồn: Sưu tầm

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 23
Hôm qua : 72
Tháng trước : 3.679